Khám phá máy giặt/sấy thông minh Samsung Bespoke AI
Giá vàng miếng SJC tăng 300.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Công ty Doji mua vào lên 90 triệu đồng, bán ra 92,3 triệu đồng. Giá mua vàng miếng SJC quay lại mức cao đạt được thời điểm ngày Thần tài (7.2) nhưng giá bán ra còn thấp hơn 800.000 đồng/lượng.Giá vàng nhẫn tăng từ 100.000 - 300.000 đồng/lượng, Công ty SJC mua vào 90 triệu đồng, bán ra 92,2 triệu đồng; Công ty Phú Quý mua vào 90,6 triệu đồng, bán ra 92,2 triệu đồng; Công ty Doji mua vào 90,8 triệu đồng, bán ra 92,3 triệu đồng… Giá vàng nhẫn tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay.Giá vàng thế giới tăng lại lên mức cao 2.951 USD/ounce, có thời điểm chạm mức kỷ lục 2.955 USD/ounce. Giá vàng lên mức cao kỷ lục khi nhu cầu trú ẩn vào vàng tăng lên. Các quỹ đầu tư ETF và các nhà đầu tư mua vàng. Những lo ngại về địa chính trị bao gồm lệnh ngừng bắn không chắc chắn giữa Israel và Hamas, các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Nga và Ukraine và các mối đe dọa bảo hộ thương mại của Mỹ đều đang hỗ trợ thị trường vàng.Vàng đã tăng giá khoảng 12% kể từ đầu năm 2025. Diễn biến giá gần đây phần nhiều là do những thay đổi lớn về chính sách thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện. Đáng chú ý, giá vàng hôm nay tăng bất chấp sức mạnh khiêm tốn của đồng đô la. Điều này cho thấy đà tăng hiện tại của vàng vượt qua mối tương quan nghịch đảo truyền thống với đồng đô la, làm nổi bật niềm tin sâu sắc của nhà đầu tư vào đặc tính trú ẩn an toàn của kim loại quý này.Với mốc 3.000 USD/ounce đang trong tầm tay, những người tham gia thị trường trên toàn thế giới đang theo dõi chặt chẽ liệu đợt tăng giá phi thường này có kéo dài sang tuần thứ chín liên tiếp hay không, qua đó đưa giá vàng lên mức kỷ lục mới.Váy cut out và những vóc dáng mới mẻ nhất của mùa hè đã tới
Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên yêu cầu các cấp, ngành nỗ lực, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra, đồng thời chuẩn bị và tổ chức tốt đại hội đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, tiến tới Đại hội lần thứ 14 của Đảng, sự kiện có ý nghĩa lịch sử, khởi đầu cho kỷ nguyên mới. Phú Yên cùng cả nước thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả", thực hiện đồng bộ việc tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, có biên chế hợp lý.Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 là dịp để các địa phương của tỉnh Phú Yên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Chú trọng phát hiện tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện công tác cho đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài.Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17.11.2022 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mỗi chi bộ cơ sở phải phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo, mỗi đảng viên là nhân tố quan trọng lan tỏa tinh thần dân chủ và thượng tôn pháp luật đến nhân dân, từ đó phát huy dân chủ trong nhân dân.Phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để Phú Yên phát triển bền vững, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống "giặc nội xâm" đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng vững mạnh. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, dễ gây thất thoát, lãng phí nguồn lực xã hội. Quản lý chặt chẽ tài sản công gắn với xây dựng văn hóa tiết kiệm trong hoạt động công vụ.Đồng thời tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thống nhất quan điểm người dân là chủ thể, động lực của sự phát triển trong thời kỳ mới. Phát triển kinh tế phải bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Mất trắng tài sản sau vụ cháy nhà ở kênh Đôi: 'Không biết tương lai ra sao'
Khi nước sạch ở trung tâm thương mại thuộc khu R trong khu đô thị Goldmark City (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị cắt kéo dài gần 1 tháng, chị Nguyễn Thị Hoa (tên đã thay đổi theo đề nghị của nhân vật) - phụ trách một cơ sở mầm non ở khu R, bức xúc khi thấy cơ sở và hàng trăm trẻ nhỏ bị đưa ra làm "con tin" trong cuộc tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị các tòa nhà.Chị Hoa cho biết, với trường mầm non, vệ sinh an toàn thực phẩm là điều phải được thực hiện rất nghiêm ngặt. Kể từ khi nước sạch bị cắt, phía trường mầm non phải mua nước bình để nấu nướng, phục vụ nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cho hàng trăm trẻ nhỏ. Riêng nước sạch tạm thời do phía chủ đầu tư khu đô thị Goldmark City cung cấp bằng xe bồn thì không dám nấu nướng để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho trẻ.Cuộc tranh chấp về phí dịch vụ giữa chủ đầu tư và ban quản trị lên đỉnh điểm khi ngày 21.1 vừa qua, phía ban quản trị đã cắt nước nhiều khu trung tâm thương mại ở khu R. Ban quản trị lý giải, vì tính chất vụ việc phức tạp nên chỉ có biện pháp duy nhất đủ sức buộc chủ sở hữu nhanh chóng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ là tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với khu trung tâm thương mại và hầm xe của chủ đầu tư.Động thái cắt nước bị chính quyền sở tại nhận định là "biện pháp cực đoan" và liên tục ra văn bản đề nghị phía ban quản trị cấp nước trở lại nhưng đều không có kết quả."Chúng tôi mắc kẹt ở giữa và trở thành nạn nhân. Ban quản trị thì sử dụng trường học làm "con tin" để uy hiếp chủ đầu tư. Và tôi thấy ban quản trị quá coi thường chính quyền khi ra thông báo đề nghị mà vẫn không cấp nước trở lại", chị Hoa bày tỏ.Những năm gần đây, tình trạng mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và ban quản trị, thậm chí giữa ban quản trị với cư dân diễn ra ngày càng phổ biến.Hồi tháng 8.2023, tại chung cư Golden Land ở 275 Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), cư dân tố ban quản trị có dấu hiệu gây thất thoát hàng chục tỉ đồng khi cải tạo, thông hút bể phốt, thay điều hòa…, thậm chí còn có dấu hiệu chi sai quỹ bảo trì. Khi cư dân làm đơn tố cáo với chính quyền thì ban quản trị quay ra tấn công cư dân bằng những lời lẽ, hành động thiếu chuẩn mực. Cuộc chiến đến nay vẫn chưa có hồi kết.Còn tại TP.HCM, hồi tháng 5.2024, sự lộng quyền của Ban quản trị chung cư 24AB (ở Q.Bình Thạnh) còn thể hiện bằng việc không thực hiện quyết định của tòa án. Theo đó, khi thấy ban quản trị thiếu minh bạch trong sử dụng quỹ bảo trì, chị Lưu Thị Thu Trang (chủ căn hộ A9.4) đã phản đối bằng cách ngừng đóng quỹ bảo trì hàng tháng. Sau đó, chị Trang bị cắt nước sinh hoạt nên nộp đơn khởi kiện ra tòa án.Ngay sau đó, TAND Bình Thạnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, khi cán bộ chi cục thi hành án đến làm việc để thực hiện quyết định của tòa thì đại diện ban quản trị không chấp nhận mở nước trở lại cho chị Trang.Ông Nguyễn Thế Điệp, Ủy viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho rằng câu chuyện ban quản trị lộng quyền là một hiện tượng mà cơ quan chức năng cần phải vào cuộc "dập ngay", tránh tạo tiền lệ xấu và thành điểm nóng.Theo ông Điệp, quyền hạn của chủ đầu tư ra sao, của ban quản trị như thế nào đều đã được quy định rất rõ trong luật Kinh doanh bất động sản và luật Nhà ở. Và khi xảy ra tranh chấp, các bên cần ngồi lại cùng nhau thỏa thuận. Khi không đạt kết quả thì khởi kiện ra tòa là các ứng xử văn minh. "Tất nhiên có trường hợp chủ đầu tư ứng xử "không chuẩn" nên ban quản trị thay mặt người dân đấu tranh là đúng, không sai. Nhưng ngược lại cũng có 1 số ban quản trị lộng hành", ông Điệp nói.Đặc biệt, ông Điệp cho rằng, khi chưa rõ đúng sai mà ban quản trị lại có hành vi cắt điện, cắt nước thì chính quyền phải vào cuộc. Bởi lẽ, điều này liên quan đến an sinh xã hội, đời sống của người dân trong khu vực."Giờ tranh chấp xảy ra giữa ban quản trị và chủ đầu tư rất nhiều. Nhưng mọi tranh chấp đều có căn cứ, văn bản hướng dẫn xử lý. Dù ban quản trị có đấu tranh thì cũng phải đúng quy định của pháp luật. Khi phát hiện ban quản trị lộng quyền, cơ quan chức năng phải vào cuộc xử quyết liệt, dứt điểm", ông Điệp nêu quan điểm.Liên quan vụ việc xảy ra ở khu đô thị Goldmark City, mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan xử lý triệt để vi phạm, tranh chấp có dấu hiệu tạo thành điểm nóng xảy ra giữa chủ đầu tư, ban quản trị các tòa nhà.Đặc biệt, người đứng đầu chính quyền thành phố còn giao Công an TP.Hà Nội chỉ đạo nắm bắt tình hình, tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý cắt điện, cắt nước sinh hoạt trên địa bàn; chủ trì nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP.Hà Nội chế tài xử lý.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết 60 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với 7 mặt hàng xăng, dầu mỡ nhờn từ 1.1.2025 - 31.12.2025 tiếp tục được giảm so với quy định, tương đương với mức áp dụng trong năm 2024.Cụ thể, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, trừ ethanol là 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 600 đồng/lít.Mức thuế bảo vệ môi trường này giảm từ 400 - 2.000 đồng/lít, tương ứng từ 40% - gần 67% so với quy định về mức thuế môi trường đối với xăng, dầu, nhiên liệu bay được quy định tại Nghị quyết 579 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội áp dụng từ ngày 1.1.2019.Tại Nghị quyết 579 năm 2018, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, trừ ethanol là 4.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít; dầu diesel là 2.000 đồng/lít; dầu hỏa là 1.000 đồng/lít; dầu mazut là 2.000 đồng/lít; dầu nhờn là 2.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 2.000 đồng/kg.Đây đã là lần thứ 5 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, nhiên liệu bay trong 6 năm thực hiện Nghị quyết 579 về mức thuế này.Vào tháng 3.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18, giảm một nửa mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, áp dụng từ 1.4.2022 - 31.12.2022. Riêng nhiên liệu bay đã được giảm một nửa thuế bảo vệ môi trường từ 1.1.2022.Tới ngày 6.7.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng này, thời gian giảm từ 1.7 - 31.12.2022. Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng (trừ ethanol), nhiên liệu bay chỉ còn 1.000 đồng/lít; dầu diesel là 500 đồng/lít; dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn là 300 đồng/lít; mỡ nhờn là 300 đồng/kg. Mức này giảm từ 700 - 3.000 đồng, tương ứng từ 75 - 85% so với mức quy định ban đầu.Tới 12.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 30, tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường với mức từ 400 - 2.000 đồng đối với xăng, dầu, nhiên liệu bay trong năm 2023.Mức giảm này tiếp tục được áp dụng trong cả năm 2024 khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 vào cuối năm 2023.Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vấn đề này hôm 25.12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay, khi mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tăng về mức trần trong biểu khung thuế từ ngày 1.1.2025 sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bởi mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn sẽ làm tăng giá bán lẻ những mặt hàng này; tạo áp lực gia tăng lạm phát, từ đó gây bất lợi trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.Do vậy, để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2025 như quy định tại Nghị quyết số 42 năm 2023, đã áp dụng trong năm 2024.
Audi 'khoe' dàn ô tô điện, hé lộ kế hoạch phân phối tại Việt Nam
Với kích thước chênh lệch không quá lớn, không gian nội thất hai mẫu xe này gần như tương đương nhau về độ rộng rãi và phần lớn đều dùng vật liệu nhựa, kết hợp một số chi tiết bọc da để trang trí. Phong cách nội thất Toyota Corolla Altis theo kiểu đơn giản, thực dụng, trong khi cách bố trí nội thất trên Honda Civic mang lại cảm giác hiện đại, thể thao hơn.